Tin công ty – Otran Energy http://otranenergy.123websitedemo.com/vi Otran Energy Mon, 03 Dec 2018 10:12:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.9 Năm 2018, EVN và PVN có thể mua than từ bên ngoài http://otranenergy.123websitedemo.com/vi/tin-tuc/nam-2018-evn-va-pvn-co-the-mua-than-tu-ben-ngoai/ Fri, 21 Jul 2017 02:26:42 +0000 http://otranenergy.com/vi/?post_type=news&p=1205 Ngày 20/7, làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc (Bộ Quốc phòng) tại tỉnh Quảng Ninh, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng yêu cầu trong thời gian tới hai đơn vị phải xây dựng thị trường cung ứng than theo hướng đảm bảo cho các hộ tiêu thụ trong nước; giá thành tuân theo quy luật cung cầu....

The post Năm 2018, EVN và PVN có thể mua than từ bên ngoài appeared first on Otran Energy.

]]>
Ngày 20/7, làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc (Bộ Quốc phòng) tại tỉnh Quảng Ninh, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng yêu cầu trong thời gian tới hai đơn vị phải xây dựng thị trường cung ứng than theo hướng đảm bảo cho các hộ tiêu thụ trong nước; giá thành tuân theo quy luật cung cầu và chủ động xây dựng thị trường tiêu thụ, kể cả vấn đề xuất khẩu. Bộ Công Thương sẽ làm việc với các hộ tiêu thụ than để tháo gỡ khó khăn cho ngành than; đồng thời có văn bản báo cáo Chính phủ chỉ đạo EVN và PVN chưa mua than của các đơn vị ngoài TKV và Tổng công ty Đông Bắc trong năm 2017 mà đến năm 2018 mới thực hiện mua than từ bên ngoài.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, trước đây nguồn cung cho thị trường chỉ có TKV và sau này có thêm Tổng công ty Đông Bắc. Cùng với đó, thị trường than được thực hiện chặt chẽ theo sự điều tiết của Nhà nước nhưng những năm gần đây thị trường này có nhiều biến đổi. Chính phủ đã cho phép thêm hai đơn vị nữa tham gia vào thị trường cung ứng than cho các hộ tiêu thụ.

Hiện nhu cầu về than rất đa dạng không chỉ là các hộ tiêu thụ thuần túy. Ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) còn có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phát triển rất nhiều nhà máy nhiệt điện than với sản lượng tiêu thụ khoảng 10 triệu tấn. TKV cũng là hộ tiêu thụ than cho các nhà máy nhiệt điện của chính mình chưa kể các dự án BOT do các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư phần lớn là các nhà máy nhiệt điện than.

Dự báo đến năm 2030, nhu cầu than cho sản xuất điện sẽ đến hơn 100 triệu tấn và khả năng đến năm 2030 sẽ phải nhập khẩu khoảng 80 triệu tấn than. Trong khi đó, năng lực sản xuất và nguồn tài nguyên có hạn nên khả năng sản xuất chỉ có thể trên 50 triệu tấn/năm. Vì vậy, theo Bộ Công Thương cần có chính sách mới cho việc phát triển thị trường.

Tổng Giám đốc TKV Đặng Thanh Hải cho biết, đến thời điểm hiện nay, TKV mới ký được 9 hợp đồng dài hạn với các nhà máy điện. Theo nội dung các công văn của Chính phủ số 46/TTg-CN và số 2172/VPCP-CP về việc cung cấp than cho sản xuát điện thì TKV đóng vai trò chỉ là một trong những kênh cung ứng than cho các nhà máy điện.

Bên cạnh đó, việc cung cấp than của TKV được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng năm hoặc hợp đồng mua bán dài hạn đã được ký kết giữa TKV và các nhà máy nhiệt điện chạy than.

Do đó, theo Tổng Giám đốc Đặng Thanh Hải, TKV chỉ chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng than cho các máy nhiệt điện đã ký hợp đồng mua bán dài hạn với Tập đoàn, không còn chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh năng lượng và cung cấp than cho nền kinh tế theo các quy hoạch đã phê duyệt trước đây.

Từ thực tế trên, TKV đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ cho phép Tập đoàn chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh căn cứ trên hợp đồng dài hạn để đảm bảo mức tồn kho hợp lý và đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Trường hợp TKV vẫn phải thực hiện nhiệm vụ chính trong việc đảm bảo cung cấp than cho sản xuất than cho điện và nhu cầu khác của nền kinh tế theo Quyết định 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 thì có chính sách ưu tiên sử dụng nguồn than antraxit do trong nước sản xuất, nhất là đối với các nhà máy nhiệt điện để TKV xác định nhiệm vụ dài hạn xây dựng các mỏ than, đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế.

Đối với trường hợp các nhà máy nhiệt điện không có nhu cầu sử dụng than, hoặc chỉ sử dụng một phần than của TKV, Chính phủ cho phép xuất khẩu dài hạn tất cả các chủng loại than không phụ thuộc vào hạn ngạch để TKV chủ động về thị trường tiêu thụ và cân đối tài chính.

Cũng theo ông Đặng Thanh Hải, đến nay, TKV và các nhà máy nhiệt điện thuộc EVN hiện chưa thống nhất được giá mua bán than giai đoạn từ ngày 26/12/2016 đến 28/2/2017. Vì vậy, TKV và các nhà máy nhiệt điện thuộc EVN chưa thống nhất được hợp đồng mua bán than trong năm 2017.

Theo báo cáo đề xuất của EVN năm 2017 sẽ điều chỉnh lại nhu cầu tiêu thụ than giảm 2 triệu tấn so với kế hoạch để tăng tương ứng mua than của 2 đơn vị mới. Tồn kho than sạch cuối năm 2017 của TKV sẽ tăng tương ứng do tăng sản lượng khai thác thêm 2 triệu tấn theo chỉ đạo của Chính phủ và giảm tiêu thụ cho nhà máy điện của EVN là 2 triệu tấn.

Việc cắt giảm sản lượng cũng sẽ làm tăng giá thành than do các chi phí cố định không giảm được, hiệu quả sản xuất kinh doanh than giảm mạnh…..

Bởi vậy, TKV cũng đề xuất Bộ Công Thương chỉ đạo PVN và EVN chưa mua than của các đơn vị ngoài TKV và Tổng công ty Đông Bắc trong năm 2017 để tránh thiệt hại cho TKV và đề nghị cung cấp than từ các hộ ngoài khác thực hiện từ năm 2018.

Đồng thời, có chính sách ưu tiên sử dụng nguồn than antraxit sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu loại than này trong điều kiện đang bất bình đẳng về thuế, phí để giúp TKV tiêu thụ than tồn và sản lượng tăng thêm. Cùng với đó, cho phép TKV xuất khẩu các loại than mà không phụ thuộc vào hạn ngạch để TKV chủ động tiêu thụ và cân đối tài chính.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng phê duyệt biểu đồ cung cấp than dài hạn cho các nhà máy điện than làm cơ sở cho các đơn vị khai thác chủ động trong kế hoạch dài hạn. Song song đó, chỉ đạo EVN, PVN yêu cầu các nhà máy nhiệt điện tổ chức ký hợp đồng dài hạn và cam kết mua than của TKV theo hợp đồng.

Ông Phương Kim Minh, Tổng công ty Đông Bắc đề nghị, Bộ Công Thương không bổ sung các đầu mối cấp than cho sản xuất điện; đặt yếu tố đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia lên trên yếu tố phát triển thị trường than cho sản xuất điện theo cơ chế thị trường.

Đồng tình với TKV, Tổng công ty Đông Bắc đề nghị Bộ Tài chính chủ trì hướng dẫn EVN, TKV và Tổng công ty Đông Bắc thống nhất giá than cấp cho các hộ điện trong thời gian từ 1/1/2017 đến 28/2/2017. Ngoài ra, cho phép TKV và Tổng công ty Đông Bắc được xuất khẩu chủng loại than đang tồn mà thị trường trong nước không có nhu cầu sử dụng trên cơ sở tự cân đối lượng tồn kho, tiêu thụ, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Nguồn: TTXVN

The post Năm 2018, EVN và PVN có thể mua than từ bên ngoài appeared first on Otran Energy.

]]>
Nhu cầu than nhập khẩu của Việt Nam bắt đầu tăng cao http://otranenergy.123websitedemo.com/vi/tin-tuc/nhu-cau-nhap-khau-cua-viet-nam-bat-dau-tang-cao/ Fri, 16 Jun 2017 02:16:11 +0000 http://otranenergy.com/vi/?post_type=news&p=1199 Indonesia hiện đang là một quốc gia xuất khẩu than với khối lượng khá lớn cho Việt Nam. Theo dự kiến, năm 2017, riêng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ nhập khẩu khoảng gần 5 triệu tấn than...

The post Nhu cầu than nhập khẩu của Việt Nam bắt đầu tăng cao appeared first on Otran Energy.

]]>
Indonesia hiện đang là một quốc gia xuất khẩu than với khối lượng khá lớn cho Việt Nam. Theo dự kiến, năm 2017, riêng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ nhập khẩu khoảng gần 5 triệu tấn than, con số này sẽ tăng lên 11 triệu tấn vào năm 2020 và 19 triệu tấn vào năm 2025 (chiếm khoảng 1/3 tổng lượng than nhập khẩu của Việt Nam).

Thông tin trên được thông báo tại hội thảo “Ngành than Việt Nam – Indonesia – đảm bảo sự phát triển kinh tế và an ninh năng lượng” do Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam phối hợp Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức mới đây.

Báo cáo tham luận tại hội thảo cho biết: Trong 5 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã nhập khẩu 5,57 triệu tấn than, trị giá 577,218 triệu USD, giảm 4,7% về lượng nhưng tăng 58,3% về trị giá.

Theo ông Ngô Sơn Hải, Phó tổng giám đốc EVN, năm 2016, EVN bắt đầu có nhu cầu nhập khẩu than và nhà máy đầu tiên sử dụng than nhập khẩu là Nhiệt điện Duyên Hải 3. Hiện, Chính phủ đang giao cho EVN xây dựng và quản lý nhà máy nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu là Nhiệt điện Vĩnh Tân, Nhiệt điện Duyên Hải 3 và 4 (mở rộng). Trong đó, việc đảm bảo than ổn định cho nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 là vấn đề được EVN quan tâm.

Hiện tại, ngoài EVN, ở Việt Nam còn có các nhà máy nhiệt điện của các nhà đầu tư nước ngoài, PVN,TKV cũng phải nhập khẩu than từ quốc tế.

Theo quy hoạch than, đến năm 2020, nhu cầu than cho sản xuất trong nước khoảng 75 triệu tấn. Tuy nhiên, nguồn than trong nước chỉ đáp ứng được khoảng một nửa nhu cầu. Theo đó, đến năm 2030 dự kiến Việt Nam phải nhập khoảng 120 triệu tấn than.

Theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Indonesia tại Việt Nam, ông Ibnu Hadi, năm 2016, sản lượng than của Indonesia là 23 triệu tấn. Trong đó, 60% sản lượng cung cấp cho thị trường trong nước, phần còn lại là xuất khẩu. Tuy nhiên, năm 2017, Indonesia chủ yếu sẽ xuất khẩu than và dự định nâng cao sản lượng từ 25 – 30 triệu tấn vào năm 2018.

Nguồn: NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

The post Nhu cầu than nhập khẩu của Việt Nam bắt đầu tăng cao appeared first on Otran Energy.

]]>
Australia là quốc gia cung ứng than nhiều nhất cho Việt Nam http://otranenergy.123websitedemo.com/vi/tin-tuc/australia-la-quoc-gia-cung-ung-nhieu-nhat-cho-viet-nam/ Wed, 24 May 2017 02:19:43 +0000 http://otranenergy.com/vi/?post_type=news&p=1202 Theo thống kê của Coal Information, các quốc gia và vùng lãnh thổ xuất khẩu than lớn trên thế giới (bao gồm Australia, Indonesia, Liên bang Nga, Mỹ, Nam Phi, Nam Mỹ, Canada, Trung Quốc và Phần Lan (IEA, 2012)...

The post Australia là quốc gia cung ứng than nhiều nhất cho Việt Nam appeared first on Otran Energy.

]]>
Theo thống kê của Coal Information, các quốc gia và vùng lãnh thổ xuất khẩu than lớn trên thế giới (bao gồm Australia, Indonesia, Liên bang Nga, Mỹ, Nam Phi, Nam Mỹ, Canada, Trung Quốc và Phần Lan (IEA, 2012). Australia hiện cũng là nước cung ứng than nhiều nhất cho Việt Nam thời gian qua… Thông tin tại Diễn đàn Năng lượng Việt Nam – Australia năm 2017 cho biết.

Than nhập khẩu tăng cao cả về lượng và giá trị

Diễn đàn Năng lượng Việt Nam – Australia năm 2017.

Tại Diễn đàn Năng lượng Việt Nam – Australia năm 2017, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, đại biểu cho chuỗi cung ứng năng lượng của Australia chia sẻ với đối tác phía Việt Nam về kinh nghiệm và công nghệ mới nhất trong ngành năng lượng.

Báo cáo tham luận tại Diễn đàn cho biết: Để bảo đảm an ninh năng lượng, Việt Nam đang chuyển đổi từ nước xuất khẩu năng lượng sang nhập khẩu năng lượng. Nếu như trước đây, Việt Nam từng xuất khẩu than lớn với đợt cao điểm lên đến 20 triệu tấn/năm, thì từ năm 2016 Việt Nam đã nhập khẩu gần 10 triệu tấn than. Dự kiến, Việt Nam cũng sẽ phải nhập khẩu 17 triệu tấn than, chiếm khoảng 31% nhu cầu than cho phát điện vào năm 2020 và tăng mạnh hơn vào những năm sau đó. Đồng thời, Việt Nam cũng xem xét tăng cường nhập khẩu điện từ các nước láng giềng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho rằng, những thế mạnh của Australia trong lĩnh vực than, khí, với các công nghệ mới phù hợp với nhu cầu của Việt Nam nhằm bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Vì vậy, tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa hai quốc gia là rất lớn.

Theo bà Thoa, trong 15 năm trở lại đây, mức tăng trưởng điện năng thương mại đã liên tục tăng cao và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Nhu cầu điện năng cũng tăng nhanh với mức 13% trong giai đoạn 2006-2010 và 11% trong 5 năm gần đây. Dự kiến, ít nhất trong 10 năm nữa, nhu cầu điện năng sẽ tăng trưởng trên dưới 10%.

Bà Janelle Casey, Tham tán Thương mại tại Việt Nam cho biết, Australia có giải pháp hoàn chỉnh và tiên tiến cho chuỗi cung ứng than. Công nghệ khai thác than ở Australia ngày càng được cải tiến và ứng dụng công nghệ cao. Sự cải tiến liên tục về công nghệ khai thác mỏ, về sức khoẻ nghề nghiệp, sự an toàn và hiệu suất môi trường bảo đảm rằng Australia là một nhà sản xuất than nhiệt cũng như than cho luyện kim chất lượng cao cho thị trường quốc tế.

 

Nguồn: Năng lượng VN

The post Australia là quốc gia cung ứng than nhiều nhất cho Việt Nam appeared first on Otran Energy.

]]>
Nhập khẩu than của Việt Nam – Đang có nhiều ẩn số http://otranenergy.123websitedemo.com/vi/tin-tuc/nhap-khau-cua-viet-nam-dang-co-nhieu/ Thu, 09 Mar 2017 02:10:23 +0000 http://otranenergy.com/vi/?post_type=news&p=1195 Có thể thấy, giai đoạn 2006-2011 là thời điểm “nóng” của việc xuất khẩu than, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng gần 21 triệu tấn than. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Chính phủ đã có chủ trương hạn chế xuất khẩu than...

The post Nhập khẩu than của Việt Nam – Đang có nhiều ẩn số appeared first on Otran Energy.

]]>
Xuất khẩu giảm dần:

Có thể thấy, giai đoạn 2006-2011 là thời điểm “nóng” của việc xuất khẩu than, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng gần 21 triệu tấn than. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Chính phủ đã có chủ trương hạn chế xuất khẩu than.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu than đá của Việt trong năm 2014, lượng xuất khẩu than đá của cả nước là 7,28 triệu tấn, giảm 43,1% với trị giá là 556 triệu USD, giảm39,1% so với năm trước. Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất nhập khẩu than đá của Việt Nam, chiếm 57% tổng lượng than đá xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên trong năm qua, xuất khẩu than đá sang thị trường này chỉ đạt 4,14 triệu tấn, giảm gần 60% so với năm 2013.

Việc giảm xuất khẩu than là nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng than ngày càng lớn. Theo dự báo trong Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến 2020, có xét triển vọng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 60/2012/QĐ-TTg thì nhu cầu than trong nước thời gian tới sẽ tăng rất cao, cụ thể là năm 2015 là 56,2 triệu tấn, năm 2020 là 112,3 triệu tấn, năm 2025 là 145,5 triệu tấn, năm 2030 là 220,3 triệu tấn.

Như vậy, so với mức tiêu thụ năm 2013 (28 triệu tấn) đến năm 2015 (chỉ sau 2 năm) nhu cầu than trong nước sẽ tăng gấp hơn 2 lần, đến năm 2020 tăng gấp 4 lần và đến năm 2030 tăng gấp 8 lần. Trong khi đó, sản lượng than hiện tại mới chỉ đạt 40 triệu tấn và trong tương lai cũng khó có thể tăng sản lượng lên.

Nguyên nhân là do những chỗ “ngon lành”, dễ tiếp cận đã được khai thác hết, chỉ còn lại những chỗ khó khăn.

Hơn nữa, việc đầu tư mỏ mới cần chi phí lớn, thời gian dài (khoảng 300-400 triệu USD và 7-8 năm) nên “nhiệm vụ” Thủ tướng Chính phủ giao cho ngành than phải mở thêm 28 mỏ mới trong giai đoạn năm 2011 – 2015 gần như không thể hoàn thành.

Nhập khẩu tăng cao:

Theo đánh giá cân đối cung – cầu của Bộ Công Thương, giai đoạn đến hết năm 2015 than khai thác trong nước đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Từ năm 2016, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than phục vụ các hộ tiêu thụ trong nước, đặc biệt là cho sản xuất điện với khối lượng dự kiến như sau: Năm 2016 khoảng 3-4 triệu tấn; năm 2020 khoảng 35 triệu tấn; năm 2025 khoảng 80 triệu tấn, năm 2030 khoảng 135 triệu tấn.

Theo Bộ Công Thương, năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu gần 3 triệu tấn than đá.

Theo con số cập nhật của Tổng cục Hải quan, trong chưa đầy 2 tháng đầu năm 2015 (tính đến 15/2) cả nước đã nhập khẩu 383.473 tấn than đá, tổng trị giá hơn 46,6 triệu USD. Con số này tăng tới 64,4% về lượng và gần 73% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014 (cùng kỳ nhập 233.255 tấn, trị giá 27 triệu USD).

Điều đáng nói hơn, nguồn than nhập khẩu của Việt Nam đến cả từ Trung Quốc – quốc gia mà từ nhiều năm qua luôn là thị trường nhập khẩu than lớn từ nước ta. Không những thế, vùng biển Đông Bắc vẫn luôn nóng về vấn đề xuất lậu than và không ít giả thiết cho rằng, than xuất lậu đi vào nước láng giềng phương Bắc.

Phải chăng các nguồn than chính ngạch và nguồn than không rõ nguồn gốc từ quốc gia này đang quay trở lại theo đường chính ngạch để cung cấp cho nước ta? Nếu quả đúng như vậy thì chúng ta đang phải nhập lại những gì đã bán nhưng sẽ ở mức giá cao hơn.

Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu của năm 2014, cả nước đã nhập khẩu hơn 356.000 tấn than đá từ Trung Quốc, với tổng giá trị kim ngạch hơn 92,5 triệu USD. Trong khi đó, tính từ đầu năm đến 15/02/2015, cũng với sản lượng than xuất khẩu 321.512 tấn, nhưng nước ta chỉ thu về được hơn 34,7 triệu USD – chỉ bằng 37,5% số tiền mà chúng ta phải bỏ ra để nhập lượng than gần như xấp xỉ từ Trung Quốc.

Vì sao Việt Nam lại phải nhập khẩu than?

Trả lời phỏng vấn báo Hải quan cuối năm 2014, ông Tô Quốc Trụ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Năng lượng (VECC) cho biết, nhu cầu than của ngành điện những năm tới là rất lớn.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII), để đáp ứng nhu cầu điện của đất nước theo kịch bản cơ sở năm 2020 là 330 tỷ kWh và năm 2030 là 695 tỷ kWh thì ngoài các nguồn thuỷ điện, nhiệt điện chạy dầu – khí, năng lượng tái tạo, điện hạt nhân, cần xây dựng nguồn nhiệt điện chạy than.

Số lượng các dự án nhiệt điện than phải xây dựng của Quy hoạch điện VII là 61 dự án với tổng công suất là 71.710MW, từ đó tính ra nhu cầu than của ngành điện năm 2020 là 67,3 triệu tấn, năm 2030 là 171 triệu tấn.

Trong khi đó, theo Quy hoạch ngành than Việt Nam đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030 thì sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành than năm 2020 chỉ đạt 60-65 triệu tấn và năm 2030 là hơn 75 triệu tấn. Than trong nước sản xuất không chỉ cung cấp cho điện mà còn cho các ngành kinh tế quốc dân khác cũng như xuất khẩu.

Do sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu này, nên lượng thiếu hụt than giải quyết cho ngành điện không còn con đường nào khác là phải nhập khẩu.

Như vậy, việc nhập khẩu than trong năm 2014 và những tháng đầu năm 2015 mới là sự khởi đầu cho việc biến nước ta từ vị thế nước xuất khẩu trở thành thị trường nhập khẩu than đá.

Là con đường duy nhất để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất điện những năm tới, tuy nhiên, việc nhập khẩu than đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, điển hình như: nguồn cung than nhập. Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã xác định, 04 đối tác là Australia, Indonesia, Nga và Nam Phi, nhưng hai đối tác Australia và Indonesia có tính khả thi cao hơn, đây cũng là hai nhà cung cấp than chủ chốt cho các nền kinh tế lớn ở châu Á.

Việt Nam đang tích cực triển khai nhập than của hai nước này song gặp khó khăn vì phần lớn than của họ đã có người mua và nếu mua được thường phải mua của họ qua nước thứ ba, hơn nữa họ có chủ trương tăng mức thuế xuất khẩu.

Các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ… đã chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu than của các nước này từ lâu. Việt Nam bắt đầu tham gia là đã muộn.

Hay chính sách cho nhập khẩu, đầu tư để có nguồn than nhập khẩu ổn định cũng đang có những hạn chế nhất định với nhiều vướng mắc.

Ví dụ hiện nay thủ tục đầu tư ra nước ngoài chưa có chính sách đặc thù về thuế, vốn, ngoại hối… Một số trở ngại khác cũng gây khó khăn cho công tác nhập khẩu than như hiện nay Việt Nam chưa có mạng lưới thu thập và xử lý thông tin về nguồn than nhập khẩu mà thường phải lấy thông tin từ nước thứ ba.

Đơn cử, thông tin nguồn than xuất khẩu của Indonesia và Australia hiện nay ta có được chủ yếu là thu thập thông tin quốc tế, ta chưa nắm được thông tin trực tiếp từ nước sở tại. Chưa kể, nếu tính đến việc đầu tư ra nước ngoài thì nhân lực và kinh nghiệm đầu tư, vận hành và khai thác ở nước ngoài cũng rất hạn chế.

Giải pháp nào cho nhập khẩu than thời gian tới?

Với những khó khăn nói trên, gần đây, TKV cũng đã có kiến nghị với Chính phủ về việc tạo điều kiện thuận lợi cho ngành than để có nguồn than nhập khẩu ổn định, phục vụ cho sản xuất điện.

Theo đó, ngành than đề xuất Chính phủ quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng, trang thiết bị cho ngành than, tích cực hợp tác đầu tư với nước ngoài trong đó có Australia, Indonesia, Nga để khai thác than; triển khai hợp tác với Lào, Campuchia để thăm dò trữ lượng than của 02 nước này từ đó có sự phối hợp, tổ chức khai thác. Về tài chính, ngành than đề xuất Chính phủ tìm kiếm các phương án hỗ trợ tài chính cho TKV nhằm thực hiện nhanh các hợp đồng mua mỏ.

Ngoài ra, TKV cũng đề xuất tăng cường hợp tác với PVN và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để giải quyết các vấn đề về vốn, nhân lực, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, trong đó có chiến lược nhập khẩu than và đầu tư ra nước ngoài để khai thác than.

Đây là những giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm tìm kiếm và góp phần đem lại nguồn than nhập khẩu ổn định cho sản xuất điện đến năm 2020, tôi hoàn toàn ủng hộ những đề xuất này của TKV.

The post Nhập khẩu than của Việt Nam – Đang có nhiều ẩn số appeared first on Otran Energy.

]]>
Otran Energy phân phối 5 triệu tấn than cho thị trường Việt http://otranenergy.123websitedemo.com/vi/tin-tuc/otran-energy-phan-phoi-5-trieu-tan-than-cho-thi-truong-viet-nam/ Mon, 17 Aug 2015 02:07:48 +0000 http://otranenergy.com/vi/?post_type=news&p=1101 Ngày 17/8, Công ty Otran Energy thuộc Otran Group đã ký kết thoả thuận hợp tác và phân phối 5 triệu tấn than với Tập đoàn Mercator (Ấn Độ) cho thị trường Việt Nam.

The post Otran Energy phân phối 5 triệu tấn than cho thị trường Việt appeared first on Otran Energy.

]]>
Ngày 17/8, Otran Energy thuộc Otran Group đã ký kết thoả thuận hợp tác và phân phối 5 triệu tấn than với Tập đoàn Mercator (Ấn Độ) cho thị trường Việt Nam.

Sự kiện này đã giúp công ty tham gia vào thị trường nhập khẩu và phân phối than. Theo ông Trần Văn Nghĩa – Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Otran miền Nam, hợp đồng này được thực hiện trong 2 năm 2015-2016. Tính đến thời điểm này, hàng trăm nghìn tấn than đã được công ty nhập khẩu và cung ứng cho thị trường, bổ sung kịp thời cho lượng than thiếu hụt do ảnh hưởng của đợt mưa lũ vừa qua tại Quảng Ninh.

Otran Energy phân phối 5 triệu tấn

Đại diện lãnh đạo Otran Energy và Mercator Group ký kết thỏa thuận hợp tác.

Theo Bộ Công Thương, tổng nhu cầu than của cả nước năm 2016 là 41,8 triệu tấn, đến năm 2020 là 74,9 triệu tấn và năm 2030 sẽ là 143,7 triệu tấn. Trong khi đó, khả năng khai thác nội tại của Việt Nam năm 2016 là 43,8 triệu tấn; năm 2020 là 50,4 triệu tấn và năm 2030 là 57,5 triệu tấn. Như vậy, nhu cầu than phải nhập khẩu từ các nước năm 2020 dự kiến là 26,5 triệu tấn và đến năm 2030 là 88,2 triệu tấn và sẽ còn tăng cao trong các năm tiếp theo khi các nhà máy nhiệt điện đi vào hoạt động. Ngoài ra, trong lĩnh vực sản xuất, nhu cầu than đá cũng tăng đều qua các năm.

Ky-5-trieu-tan-than-2

Sự kiến đánh dấu sự tham gia của công ty vào thị trường than.

Vì thế, công ty quyết định tham gia thị trường dựa vào những lợi thế sẵn có gồm hệ thống cảng biển nước sâu và kho bãi lớn trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Tập đoàn Mercator – đối tác của công ty cũng đang sở hữu 4 mỏ than ở Ấn Độ với trữ lượng trên 100 triệu tấn một năm, một mỏ than tại Mozambique với trữ lượng khoảng 3 tỷ tấn và nhiều giấy phép thăm dò, khai thác than tại Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, châu Phi. Tập đoàn này có nguồn than phong phú, chất lượng, giá hợp lý, đảm bảo cho Otran – công ty liên tiếp lọt top 50 doanh nghiệp tư nhân lớn tại Việt Nam nhiều năm qua duy trì được nguồn cung lớn và đa dạng cho thị trường. Để đảm bảo nguồn tín dụng, ngay tại lễ ký kết với Mercator Group, công ty còn ký hợp đồng hợp tác tài chính với BIDV và Agribank.

The post Otran Energy phân phối 5 triệu tấn than cho thị trường Việt appeared first on Otran Energy.

]]>